Người Việt Nam và nước ngoài được mang bao nhiêu tiền mặt bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khi xuất nhập cảnh?

Người Việt Nam và nước ngoài được mang bao nhiêu tiền mặt bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khi xuất nhập cảnh?

Người Việt Nam và nước ngoài được mang bao nhiêu tiền mặt bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khi xuất nhập cảnh?

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

Người Việt Nam và nước ngoài được mang bao nhiêu tiền mặt bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khi xuất nhập cảnh?

Download file

VĂN BẢN PHÁP LUẬT THAM CHIẾU:

1.   Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội (viết tắt là Bộ luật Hình sự);

2.   Nghị định số 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối (viết tắt là Nghị định số 160/2006/NĐ-CP);

3.   Nghị định số 97/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/06/2007 quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (viết tắt là Nghị định số 97/2007/NĐ-CP);

4.   Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 27/06/2005 về việc sửa đổi khoản a và b Điều 1 Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN ngày 10/10/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh (viết tắt là Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN).

Ý KIẾN PHÁP LÝ:

Theo Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam được mang theo một lượng tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại và séc du lịch) và đồng Việt Nam bằng tiền mặt trên mức quy định dưới đây thì phải khai báo hải quan tại cửa khẩu và xuất trình các giấy tờ cần thiết:

-     7.000 USD  hoặc các loại ngoại tệ có giá trị tương đương

-     15 triệu đồng Việt Nam

Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt phải khai báo với Hải quan cửa khẩu trên đây không áp dụng với những cá nhân mang theo các loại công cụ thanh toán và các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán

Trường hợp vi phạm, tuỳ vào mức độ vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị xử lý hình sự.

a.    Theo Điều 10 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP, trong trường hợp không khai hoặc khai sai so với quy định mà giá trị của số tiền vi phạm nhỏ hơn 10.000.000 đồng Việt Nam, người vi phạm sẽ không bị xử phạt hành chính nhưng buộc phải lập lại tờ khai hải quan. Trường hợp số tiền vi phạm lớn hơn, người vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

-       Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

-       Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

-       Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

-       Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện.

b.     Trong trường hợp giá trị của số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên và là tội phạm, thì tuỳ vào tính chất của tội phạm, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự), hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154 Bộ luật Hình sự). Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

Tuy nhiên, hạn mức tiền mặt mang theo khi xuất nhập cảnh có thể sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi căn cứ vào tình hình thực tế từng thời kì (Điều 9 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP).