VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

"Việc một hộ nghèo đứng tên mua 12 lô đất cho người khác không sai"

Download file

“Nếu cơ quan chức năng nghi ngờ nguồn tài sản thì vào cuộc điều tra. Và nếu điều tra ra, người sai phải chịu trách nhiệm”, luật sư Đỗ Pháp nói về trường hợp một hộ nghèo mua tới 12 lô đất ở Đà Nẵng, đang gây nhiều nghi vấn.

 

Liên quan đến việc anh Lý Phước Cang (trú xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) thuộc diện gia đình khó khăn nhưng sở hữu tới 12 lô đất vệt biệt thự sân bay Nước Mặn, chúng tôi đã nhiều lần cố gắng liên hệ với anh Cang nhưng không thành. Bà Nguyễn Thị Vọng (mẹ anh Cang) cho biết, anh Cang nói 12 lô đất đó không phải anh đứng tên giùm cho người Trung Quốc, cũng không phải của bố mẹ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh như dư luận nghi ngờ, mà là của một người khác.

Theo luật sư Đỗ Pháp - Trưởng Văn phòng luật sư Đỗ Pháp tại Đà Nẵng - pháp luật Việt Nam không cấm trường hợp một người đứng tên sở hữu, giao dịch cho nhiều trường hợp khác.

 

Luật sư Đỗ Pháp 

Luật sư Đỗ Pháp 

Ví dụ như pháp luật Việt Nam cho phép ủy quyền cho người khác thay mặt mình để giải quyết các vấn đề và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là công chứng hoặc UBND, có sự thỏa thuận của các bên về việc thực hiện công đoạn hay giao dịch nào đó.

Khi thỏa thuận các bên cũng phát sinh quyền và nghĩa vụ tại thời điểm thỏa thuận. Trường hợp nhạy cảm ở đây là người nước ngoài chưa được đứng tên mua đất ở Việt Nam. Vì thế người nước ngoài thường nhờ người khác đứng tên mua giùm và luật pháp cũng không cấm.

“Việc anh Cang đứng tên mua 12 lô đất cho người khác không có gì sai cả”, luật sư Đỗ Pháp khẳng định.

Tuy nhiên, theo luật sư Đỗ Pháp, hậu quả pháp lý là vấn đề khi xảy ra tranh chấp hoặc khi xảy ra rủi ro, lúc bấy giờ người ta mới xem xét kỹ. Và bây giờ mới phát sinh quan hệ nhân quả. Đây mới là vấn đề phức tạp.

Trở lại vấn đề ở đây, luật pháp không cấm, hậu quả pháp lý còn đang trong vòng luẩn quẩn chưa tìm ra được vấn đề mấu chốt thì cơ quan chức năng nên vào cuộc điều tra. Các cơ quan chức năng Đà Nẵng rất dễ để điều tra vấn đề này. Còn nếu đang trong vòng kiểm soát thì không nên thổi phồng vấn đề.

Cũng theo luật sư Đỗ Pháp, anh Cang có quyền được im lặng, không phải nói ra người anh đứng tên giùm để mua đất. Nếu cơ quan chức năng nghi ngờ nguồn tài sản thì vào cuộc điều tra. Và nếu điều tra ra, người sai phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm đến đâu phải tùy vào kết luận cụ thể.

“Một số người nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên khi xảy ra sự việc thường hay suy diễn. Tuy nhiên, không thể suy diễn sự việc theo chiều hướng có lợi hoặc bất lợi cho ai đó. Trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải làm điều tra, làm rõ và phải chấn chỉnh lại những quan hệ không rõ ràng, không minh bạch”, luật sự Đỗ Pháp nói.

Luật sư Đỗ Pháp cũng nói thêm, hiện nay, những mối quan hệ giao dịch về mặt dân sự cũng còn có những lỗ hổng pháp luật. Trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng phải cẩn thận. Không nên hình sự hóa bất cứ một trường hợp nào khi cơ quan tố tụng chưa làm rõ.

Tương tự, đối với trường hợp Công ty TNHH thương mại và du lịch Tuệ Dân chỉ đón khách Trung Quốc và “cấm cửa” khách Việt; một trong hai người góp vốn của công ty là chị Trần Thị Yến Loan (trú Quảng Nam) cũng thuộc diện gia đình khó khăn; luật sư Đỗ Pháp cho rằng các cơ quan chức năng cũng phải tiến hành điều tra, xác minh trước khi có những nghi ngờ thiếu căn cứ. Nếu có sai phạm sẽ kiến nghị với lãnh đạo thành phố để có những biện pháp xử lý.