Hành vi cản trở nhà báo ngày càng phổ biến

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỖ PHÁP

Hành vi cản trở nhà báo ngày càng phổ biến

Download file
Gần 90% phóng viên, nhà báo Việt Nam khi được hỏi đều cho biết họ đã từng bị cản trở khi tác nghiệp.

 

Lực lượng cản trở nhiều nhất chính là cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước… Đây là những kết quả của báo cáo khảo sát, nghiên cứu các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED Communication) công bố ngày 17-10 tại Hà Nội.

Theo nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo, tuy không có nhiều những vụ việc nghiêm trọng nhằm vào nhà báo song giới làm báo luôn bị cản trở bằng rất nhiều hình thức, có khi chỉ đơn giản là nhân vật kêu “bận”, “mệt” hoặc lấy lý do “chuyện nội bộ”; có khi bị đòi thêm giấy tờ, thủ tục để hạn chế ngay từ đầu việc cung cấp thông tin thuộc diện cần công khai cho báo chí.

Khảo sát 384 phóng viên, nhà báo trên toàn quốc cho thấy sơ bộ có 12 nhóm hành vi cản trở báo chí: Né tránh cung cấp thông tin, gây khó dễ, mua chuộc, đe dọa, quấy rối tình dục (để không tác nghiệp được), bôi nhọ, vu khống… thậm chí thu giữ hoặc phá hoại phương tiện hành nghề của người làm báo.

Theo RED, hình thức cản trở “rất hiệu quả” là đối tượng tác động gián tiếp đến phóng viên, nhà báo thông qua một “bên thứ ba” là lãnh đạo cơ quan báo chí, đồng nghiệp, người quen, bạn bè, thậm chí gia đình. 130/384 người được khảo sát cho biết từng bị cản trở trong những tình huống trên. Đáng chú ý, 280 người được khảo sát (chiếm 72,92%) cho biết có khả năng hoặc từng chứng kiến phóng viên, nhà báo bị cản trở tác nghiệp thông qua chính lãnh đạo của mình. Chẳng hạn, nhà báo Cao Hùng (báo Lao Động) từng phải gửi thư cho tổng biên tập phản ánh nghi vấn của mình về khả năng đối tượng có sự tác động đến lãnh đạo tòa soạn để gác bài, cản trở nhà báo tác nghiệp.

Báo cáo của RED cũng nhận định: “Tòa soạn có thể là “hầm trú ẩn”, là nơi bảo vệ phóng viên, nhà báo; ngược lại, đây cũng có thể là nơi cản bước chính người của mình trong cuộc đấu tranh với tiêu cực”.

Liên quan quy chế người phát ngôn, các nhà báo tham dự hội thảo cũng phản ánh lâu nay người phát ngôn thường “chờ xin ý kiến” hoặc chỉ có những phát ngôn cầm chừng. Nhiều nơi lợi dụng quy chế người phát ngôn để lảng tránh việc cung cấp thông tin, đẩy trách nhiệm phát ngôn sang cho người khác, chưa kể có những trường hợp người phát ngôn chủ ý đưa thông tin sai lệch. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Pháp luật Chính sách, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, thừa nhận hiện nay chúng ta chưa quy định chế tài nào đối với người phát ngôn.

ĐỨC MINH - HOÀNG THƯ