1. Nghiên cứu hồ sơ, các quy định pháp luật liên quan đến vụ việc cụ thể:
- Tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại (tranh chấp hợp đồng, nợ khó đòi…)
- Tranh chấp trong lĩnh vực lao động (chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải…)
- Tranh chấp dân sự (tranh chấp tài sản, đất đai, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);
2. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện;
3. Soạn thảo đơn từ (đơn khởi kiện, yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đơn kháng cáo), các văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (các đề xuất trong quá trình tố tụng, đề nghị kháng nghị, yêu cầu thi hành án…);
4. Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
5. Tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan;
6. Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, thi hành án), cơ quan trọng tài để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
7. Tham gia tranh tụng tại Toà án, cơ quan trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
8. Đại diện ngoài tố tụng.